Xây dựng cấu hình máy tính

Xây dựng cấu hình máy tính
Ngày đăng: 20/06/2021 11:25 PM

    ĐẦU TIÊN: BẠN BUILD PC VÀ XÂY DỰNG CẤU HÌNH MÁY TÍNH CỦA MÌNH DỰA TRÊN TIÊU CHÍ NÀO?

    Có rất nhiều lí do dẫn đến nhu cầu build pc của bạn như giải trí, phục vụ công việc đòi hỏi cấu hình cao như đồ họa, thiết kế, hay chỉ đơn giản là để thưucj hiện các tác vụ văn phòng hay học tâp. Nhưng trong đó rất, đa số các bạn các bạn lựa chọn xây dựng cấu hình của mình với điều kiện cần là phục vụ các nhu cầu trên và điều kiện đủ là cấu hình này phải chơi được các tựa game mà bạn muốn chơi như, cấu hình chơi PUBG, cấu hình chơi max setting Liên Minh Huyền Thoại, GTA V, Call of Duty...

    Nhưng để có được một cấu hình tối ưu để chơi những tựa game mình thích và khả năng nâng cấp trong tương lai khi những tựa game này nâng cấp đồ họa và đòi hỏi một cấu hình cao hơn hay trong tương lại bạn muốn chơi một tựa game mới nặng hơn.

    Với sự đa dạng của linh kiện về thương hiệu và dòng sản phẩm làm cho việc xây dựng một cấu hình PC trở nên khá là khó khăn và tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về việc lựa chọn sao cho các linh kiện phù hợp với cấu hình mà mình muốn về hiệu năng và giá cả. Tiếp theo đó là kiểm tra tính tương thích giữa các linh kiện, xem chúng có tương thích với nhau hay không, có bị xung đột hay không, quá trình này bạn cần tìm hiểu kỹ và làm mất khá nhiều thời gian của bạn. 

    Trong bài viết này, Long Phát Computer sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách bắt đầu xây dựng cấu hính và lắp ráp một bộ PC với những linh kiện có khả năng phối hợp với nhau hiệu quả giúp mang đến một hệ thống hiệu năng cao trong mức chi phí tối ưu nhất, mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời, thỏa sức chinh phục những tựa game đình đám và thực hiện mọi tác vụ nặng nề.

    LỰA CHỌN LINH KIỆN CHO CẤU HÌNH PC CỦA BẠN

    Những thành phần linh kiện làm nên một chiếc PC bao gồm:

    Mainboard: Bo mạch chủ giúp kết nối tất cả các linh kiện lại với nhau

    CPU: Bộ vi xử lý, bộ não của toàn bộ hệ thống

    Ram: Bộ nhớ trong giúp tăng tốc độ xử lý của hệ thống

    SSD - HDD: Ổ cứng lưu trữ dữ liệu

    VGA: Card đồ họa cho khả năng xử lý hình ảnh

    PSU: Nguồn máy tính, cung cấp năng lượng cho cả hệ thống

    Fan: Tản nhiệt, giúp làm mát hệ thống

    Case: Vỏ máy tính giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống.

    MÀN HÌNH MÁY TÍNH

    Và bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết cách lựa chọn từng linh kiện sao cho có thể mang lại một hệ thống với hiệu năng tốt nhất trong ngân sách của bạn.

    LỰA CHỌN MAINBOARD
    Có thể nói mainboard là xương sống của toàn bộ hệ thống, là nền tảng giúp kết nối tất cả các thành phần linh kiện của toàn bộ hệ thống. Và đây cũng là một phần khá khó để lựa chọn đối với người mới khi nó rất đa dạng về thương hiệu và sản phẩm. Có những phiên bản giá cực mềm khoảng 2 triệu nhưng cùng có những phiên bản có mức giá 10 triệu hoặc thậm chí là vài chục triệu. Hơn thế nữa hiện tại còn có 2 dòng sản phẩm khác biệt nhau khi 1 dòng hỗ trợ CPU Intel và dòng còn lại chỉ hỗ trợ CPU AMD, ở mỗi dòng lại có thêm rất nhiều loại chipset hỗ trợ những thế hệ CPU khác nhau.

    Vậy bạn nên lựa chọn mainboard như thế nào?

    Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn có một mức ngân sách hạn hẹp thì không cần phải lựa chọn những phiên bản cao cấp mà thay vào đó bạn có thể lựa chọn cho mình phiên bản mainboard dòng B-series được định hướng dành cho "doanh nghiệp" với mức giá cực mềm, nhưng giá rẻ không phải là hiệu năng không tốt. Tuy mức giá khá rẻ trong tầm giá 2 triệu nhưng dòng main này vẫn đáp ứng được hiệu năng để bạn có thể thoải mái chiến các tựa game hot hiện nay, ngoại trừ những tựa game đòi hỏi quá cao về sức mạnh của phần cứng.

    Đó chỉ mới là khởi đầu, để có thể lựa chọn được phiên bản tốt nhất cho PC của bạn trong những sản phẩm dòng B-series thì bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau

    1. Mainboard đó hỗ trợ CPU nào? Intel hay AMD, Socket đó có hỗ trợ CPU mà bạn muốn dùng không?
    2. Có hỗ trợ Over Clock không? Nếu bạn lựa chọn bộ vi xử lý của mình là một chiếc CPU có khả năng Over Clock thì với mainboard bạn cũng nên lựa chọn mà phiên bản có hỗ trợ Over Clock.
    3. Hỗ trợ VGA của bạn không? Nếu bạn chỉ muốn sử dụng một card đồ họa tầm trung thì không vấn đề gì, nhưng nếu là 2 hoặc thế hệ card đồ họa cao cấp thì bạn nên xem mainboard của mình có hỗ trợ cổng PCIe không.
    4. Có đủ khe cắm Ram không? Bạn cần xem xét nhu cầu của mình cần bao nhiêu Gb Ram và Bus bao nhiêu sau đó lựa chọn mainboard hỗ trợ nhu cầu đó của bạn.

    LỰA CHỌN CPU - BỘ NÃO CỦA HỆ THỐNG

    Về CPU hiện tại là sư cạnh tranh khốc liệt giữa 2 thương hiệu Intel và AMD, đây là cuộc chiến không ngừng nghĩ về hiệu năng cũng như giá thành của cả 2 nhà. Nếu so với nhau trong cùng một phân khúc thì CPU mỗi nhà đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, trong khi AMD thắng về số nhân và luồng thì Intel lại có ưu thế hơn về tốc độ xung nhịp nên việc lựa chọn hãng nào hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích của bạn.

    Vậy bây giờ chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem làm thế nào để tìm một chiếc CPU phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

    Bắt đầu bạn không nên nhắm quá sớm đến những CPU dòng cao như Core i7 của Intel hay Ryzen 7 mà thay vào đó là những dòng thấp hơn như core i5, core i3 hay là những dòng Pentium G sẽ có hiệu năng đủ mạnh so với nhu cầu của bạn hay không. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền và sử dụng số tiền đó để nâng cấp những phần khác.

    Bạn có thể tìm hiểu về nó bằng một số cách đơn giản như tìm những bào đánh giá, review về sản phẩm đó hoặc cách nhanh nhất là nhắn tin ngay đến Long Phát Computer Technology để được nhân viên hỗ trợ tư vấn cho bạn.

    Nếu bạn muốn hiệu năng của CPU dư ra một chút để sau này dễ dàng nâng cấp và tiết kiệm thì bạn có thể xem xét đến dòng sản phẩm Intel Core i5 và AMD Ryzen 5 cho hệ thống của mình. Bạn không nên chọn một CPU quá cao với một ngân sách hạn hẹp vì việc xây dựng hệ thống trên 1 CPU cao cấp sẽ kéo theo những thành phần linh kiện khác của PC cũng sẽ cao theo.

    Cho nên trừ khi nhu cầu bạn thật sự cao và ngân sách dư giả thì bạn không nên chọn CPU quá cao giúp tiết kiệm chi phí.

    Có một điều mà các bạn nên chú ý đó chính là các phiên bản CPU thường có những biến thể khác của mình và điều bạn cần quan tâm đó chính là biến thể F của CPU Intel và biến thể không có G của AMD, đây là những biến thể không được tích hợp GPU để có được một mức giá rẻ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn muốn xây dựng một cấu hình có sử dụng VGA - Card đồ họa rời thì bạn có thể sử dụng những biến thể này để giảm chi phí, còn nếu cấu hình bạn không sử dụng VGA thì bạn cần những dòng có tích hợp đồ họa.

    VGA - CARD ĐỒ HỌA: NƠI BẠN CẦN ĐẦU TƯ

    Cho dù bạn đang muốn xây dựng một cấu hình dành cho công việc như thiết kế, chỉnh sửa video, hình ảnh, tạo nội dung hay nhu cầu chính là chơi một chiếc PC chơi game thì sự ưu tiên đầu tư các phần linh kiện của một hệ thống luôn luôn là VGA và sau đó mới đến CPU vì hầu hết các tựa Game và công việc đồ họa hiện nay bào VGA hơn là CPU nên bạn cần lựa chọn một chiếc VGA đủ mạnh để cân mọi tác vụ.

    Giống với CPU thì VGA cũng là cuộc chiến giữa 2 đội xanh và đỏ, đội đỏ vẫn là AMD trong khi đó đội xanh lần này là Nvidia. Mỗi năm cả 2 thương hiệu đều mang đến thị trường những dòng sản phẩm mới và cực kỳ đa dạng.

    Để lựa chọn một chiếc GPU vừa đủ với nhu cầu thì bạn tìm một phiên bản đủ mạnh và có khả năng xuất được hình ảnh với độ phân giải với màn hình của bạn. 

    Cũng giống như với CPU bạn có thể xem những bài đánh giá, review trên youtube hoặc cách nhanh nhất là nhắn tin đến Long Phát Computer Technology và sẽ có nhân viên hỗ trợ tư vấn cho bạn về một chiếc VGA nào đó, liệu có đủ mạnh để chơi game ở độ phân giải nào đó. Ví dụ bạn có một chiếc màn hình Full-HD thì bạn chỉ cần lựa chọn cho mình một chiếc VGA trong phân khúc GTX 1650 hay GTX 1660 thay vì một chiếc VGA cao cấp cho khả năng xuất hình ảnh 2K như 1070 vì cho dù bạn có sử dụng 1070 thì bạn cũng không thể xuất ra được hình ảnh 2K trên một chiếc màn hình Full-HD được.

    MÀN HÌNH MÁY TÍNH: LỰA CHỌN FHD HAY 2K

    Lựa chọn một chiếc màn hình máy tính có thể nói là không quá khó khi nó có những lựa chọn rõ ràng dành cho bạn. Dưới đây là những điều bạn cần quan tâm và nên chọn khi lựa chọn một chiếc màn hình máy tính

    1.  Màn hình Full-HD hay 2K ? nếu thực sự lựa chọn trong một mức ngân sách vừa phải thì màn hình Full-HD là đã quá đủ cho bạn vì hình ảnh FHD thực sự cũng không quá xấu nếu bạn không sử dụng một chiếc màn hình quá lơn, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được một mức chi phí đáng kể so với màn hình 2K về cả giá màn hình và những thành phần khác của hệ thông như VGA, CPU để có thể xuất được hình ảnh 2K.
    2. Màn hình Ultrawide ( tỉ lệ 21:9 ) hay màn hình bình thường ( tỉ lệ 16:9 ) ? mặc dù màn hình Ultrawide trông hấp dẫn và đầy quyến rũ nhưng lại không thích hợp cho việc chơi game khi mà đa số các tựa game hiện nay không hỗ trợ  màn hình tỉ lên ( 21:9 ). Màn hình nãy chỉ thích hợp làm việc với nhiều cửa sổ còn nếu để sử dụng bình thường thì với độ rộng của mình thì bạn sẽ cảm thấy khá là mỏi cổ khi sử dụng
    3. Tần số quét màn hình nên lựa chọn? Hiện nay có rất nhiều loại màn hình với tần số quét khác nhau từ 60Hz đến 280Hz. Tần số quét có thể hiểu đơn giản là khả năng làm mới hình ảnh của màn hình trong 1s. 60Hz có nghĩa là sự thay đổi của 60 hình ảnh trong 1s và 120Hz là 120 hình ảnh trong 1s. Theo ý kiến của bản thân mình thì với những tác vụ và chơi game bình thường thì một chiếc màn hình có độ phân giải 60Hz - 75Hz là quá đủ rồi, nhưng đối với những tựa game FPS thì nếu bạn có nhiều tiền hơn bạn có thể nghĩ đến những chiếc màn hình 140Hz, 240Hz hay thậm chí là cao hơn.
    4. Độ rộng màn hình bao nhiêu inch là đủ? Điều này có thể nói phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, có người thích màn hình rộng 32inch hoặc hơn nhưng có người chri thích sử dụng màn hình 22-24 inch. Nhưng có một lời khuyênmà chúng tôi dành cho bạn đó chính là nếu bạn đang sử dụng một hệ thống với khả nẵng xuất hình ảnh Full-HD thì bạn không nên chọn một chiếc màn hình vượt quá 24 inch.

     

    RAM: MỘT TRONG NHỮNG LINH KIỆN DỄ CHỌN NHẤT CỦA HỆ THỐNG

    Ram có thể nói là linh kiện dễ chọn nhất trong một cấu hình PC bởi vì chúng không có nhiều lọai và khó chọn lựa như những linh kiện khác. Chúng chỉ có 2 lựa chọn thường dùng nhất là DDR3 và DDR4, còn những thông số khác ta sẽ cùng tìm hiểu cách lựa chọn bên dưới.

    1.  Dung lượng bao nhiêu là đủ? Đối với một cấu hình máy tính văn phòng thì chỉ cần với 4Gb Ram là đủ và tiết kiệm chi phí nhưng với những cấu hình PC chơi game thì các game thủ thường lựa chọn cho mình dung lượng Ram 16Gb nhưng với mình nếu trong điều kiện ngân sách tiết kiệm thì bạn có thể sử dụng 8Gb Ram là đủ để chiến những tựa game hot một cách ngon lành và nếu muốn chơi những tựa game nặng hơn trong tương lai thì việc nâng cấp Ram cực kỳ dễ dàng khi bạn chỉ cần mua thêm 1 thanh Ram và gắn vào là mọi thứ đã ok.
    2. Bus bao nhiêu là được? Nếu bạn quan tâm bạn có thể tìm hiểu thêm về thông số này của nó chứ còn về phần mình thì mình hầu như không quan tâm quá nhiều về thông số này. Mặc dù có nhiều loại nhưng sự khác biệt của nó không rõ ràng cho lắm. 
    3. Tản nhiệt trên Ram có cần thiết không? Về tản nhiệt Ram thực ra nếu có tản nhiệt hệ thống của bạn sẽ mát hơn, trông đẹp hơn nhưng không ảnh hưởng gì quá lớn về hiệu năng của Ram nên nếu bạn có ngân sách dư giả có thể sử dụng tản nhiệt, nếu không thì cũng chẳng sao.

    Ổ CỨNG LƯU TRỮ HDD, SSD

    Giống với Ram thì ổ cứng cũng khá là dễ chọn và không có quá nhiều khó khăn, lựa chọn thế nào là tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ dữ liệu của bạn nhiều bao nhiêu. Mình khuyến nghị nếu bạn không cần lưu trữ quá nhiều dữ liệu thì nên sử dụng một ổ ssd với dung lượng 240Gb vừa giúp tăng tốc độ truy xuất dữ liệu cho toàn bộ hệ thống vừa tiết kiệm được chi phí.

    Với nhu cầu lưu nhiều dữ liệu thì bạn có thể sử dụng 1 ổ SSD 120Gb và thêm vào 1 ổ HDD dung lượng lớn. SSD dùng để chứa win và những ứng dụng hay tựa game hay dùng để tối ưu hóa tốc độ khởi động máy hay mở ứng dụng còn HDD thì chứa dữ liệu còn lại.

    NGUỒN MÁY TÍNH: TRÁI TIM CHO TOÀN BỘ HỆ THỐNG

    Nguồn máy tính luôn được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc khi không biết với cấu hình của mình thì nên dùng nguồn với công suất bao nhiêu watt là đủ. Giờ đây bạn có thể kiểm tra bằng cách nhập cấu hình của mình lên website https://www.vitinhlongphat.com.vn  rồi sau đó hệ thống sẽ cho ra kết quả về công suất nguồn cần thiết cho hệ thống của bạn.

    CASE - VỎ MÁY TÍNH: DỄ LỰA CHỌN NHƯNG ĐỪNG XEM THƯỜNG

    Thùng máy là thứ mà nhiều người ít quan tâm nhất, và đa số mọi người không biết rằng thùng máy cũng là một phần quan trọng của bộ máy khi giúp bảo vệ tất cả hệ thống bên trong và tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ hệ thống. Khi mua một Case máy tính bạn cần chút ý về chất liệu và chất sơn của thùng máy, độ bền thế nào, có chắc chắn không. Cái này rất quan trọng vì nếu thùng máy yếu sẽ dễ bị lung lay khi các Fan tản nhiệt hoạt động dẫn đến tăng độ ồn của hệ thống. 

    Nội thất bên trong phải rộng rãi, dễ dàng đặt linh kiện và và đi dây thoải mái, khả năng dấu giay tốt. 

    Thiết kế gắn được nhiều quạt không, cái này khá quan trọng vì gắn được nhiều quạt đồng nghĩa với hệ tổng tản nhiệt tốt hơn giúp giảm nhiệt độ cho hệ thống

    QUẠT TẢN NHIỆT: GIÚP LÀM MÁT CHO TOÀN BỘ HỆ THỐNG

    Tản nhiệt là một phần linh kiện đi kèm bạn có thể lựa chọn thêm nếu vẫn còn ngân sách. 

     

     

    0
    Zalo
    Hotline
    090 247 14 56