Cách build PC gaming đơn giản mà không phải ai cũng biết

Cách build PC gaming đơn giản mà không phải ai cũng biết
Ngày đăng: 12/01/2024 04:26 PM

    Xác định các yếu tố khách quan và chủ quan khi build pc gaming

    Thông thường, khi build PC gaming, một số anh em chỉ nhắm vào một game mà mình ưa thích để xây dựng cấu hình vừa đủ chơi tựa game đó (ví dụ CS: GO, League of Legends, GTA V…). Tuy nhiên, việc nhắm vào một đến hai game như vậy sẽ dẫn đến tình trạng máy xuống cấp theo thời gian, hoặc không đủ đáp ứng các tựa game khác. Và rồi bạn phải nâng cấp máy lên, từ đó tốn thêm một chi phí không nhỏ. Để khắc phục điều này, anh em hãy build PC theo cấu hình, sức mạnh của từng món linh kiện, xác định mức đồ hoạ mình chơi (rất cao, trung bình, thấp…) để đưa ra một cấu hình phù hợp, đáp ứng nhu cầu của mọi người.

    Ngoài ra, trước khi build PC gaming, bạn cần xem thử khoản thu nhập của mình như thế nào, từ đó xây dựng một cấu hình phù hợp với túi tiền. Chi phí cho build PC gaming trải dài trên nhiều mức giá, trong khoảng 25 đến 30 triệu là bạn đã có thể sở hữu một bộ PC chiến được vô số các tựa game.

    Những điều quan trọng về phần cứng trước khi build PC gaming

    Để lắp ráp một bộ PC Gaming hoàn chỉnh, chúng ta cần quan tâm đến những điều sau:

    1. Nghẽn cổ chai PC (Bottle Neck): Đây là hiện tượng khi các linh kiện máy tính hoạt động không theo kịp các thành phần khác trong máy tính. Chủ yếu đến từ VGA và CPU khi có một trong hai không theo kịp sức mạnh của bên còn lại (ví dụ: Intel Pentium G2030 đi chung với VGA RTX 2080 Ti). Vì thế, ta cần kiểm tra các linh kiện có nghẽn cổ chai với nhau hay không tại công cụ tính toán PC-Builds. Để khắc phục tình trạng này, anh em cần lựa chọn CPU và VGA phù hợp với nhau, ví dụ: Intel Core i5 11400 và RTX 2060 thay vì những dòng VGA RTX 3090.

    cách build pc gaming (ảnh 1)

    2. Tìm hiểu thời gian bảo hành của từng linh kiện thành phần, đồng thời tìm hiểu kỹ về cách lắp đặt tránh gây hỏng phần cứng.

    3. Chuẩn bị sẵn các thành phần nhỏ như keo tản nhiệt, ốc vít, tua vít… và đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng của các linh kiện. Đây là danh sách các linh kiện bạn cần chuẩn bị:

    • CPU: Bộ vi xử lí trung tâm
    • GPU (VGA): Card màn hình
    • RAM: Random Access Memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
    • SSD/HDD: Ổ cứng
    • MAINBOARD: Bo mạch chủ
    • PSU: Nguồn
    • CASE: Vỏ máy tính
    • Hệ thống tản nhiệt

    Lựa chọn linh kiện và build PC gaming

    1. Mainboard

    Một trong những thành phần kết nối chính không thể thiếu. Đây là linh kiện cung cấp năng lượng từ nguồn điện (PSU) đến các thành phần như CPU, VGA, RAM. Nó đóng vai trò như một hệ thần kinh, truyền tải các dữ liệu, thông điệp từ CPU qua RAM qua GPU và các linh kiện thành phần. Một bộ mainboard cần tương thích với socket của CPU (ví dụ: LGA 1700 trên intel Core i thế hệ 12). Không những thế, bạn cần kiểm tra khả năng tương thích của bo mạch chủ với CPU.

    Tham khảo

    • Mainboard MSI MSI PRO Z690-A DDR4 (LGA1700 - ATX Form Factor - DDR4) giá 5.2 triệu đồng.
    • Mainboard Asus B560M-PLUS (LGA 1200 - Mirco-ATX From Factor - DDR4) giá 3.35 triệu đồng.

    Tham khảo thêm thêm nhiều mainboard đang kinh doanh tại Long Phát Computer.

    2. CPU

    Một chiếc máy tính cần có một bộ não để xử lí các tác vụ, đặc biệt là trong game khi mà nó yêu cầu một tốc độ xử lí rất cao. Khi mua CPU, bạn cần chú ý những điều sau:

    • Xung nhịp: Tuỳ vào từng dòng mà CPU sẽ có xung nhịp khác nhau. Ngoài xung nhịp cơ bản, chúng ta còn có xung nhịp nâng cao (Turbo Boost) nhằm tối đa hoá hiệu suất (ví dụ: AMD Ryzen 5 5600X 3.7GHz Up to 4.6GHz)
    • Số nhân/ Số luồng: Số nhân và số luồng ảnh hưởng trải nghiệm đa tác vụ. Nhiều nhân với xung nhịp cao sẽ giúp xử lí công việc nhanh hơn, tuy nhiên nhiều nhân, nhiều luồng với xung nhịp quá thấp sẽ không phù hợp với việc chơi game.
    • Một số dòng chip mới tách biệt giữa nhân hiệu năng cao (Performance Core) và nhân hiệu năng thấp (Efficiency Core) nhằm tối đa hoá điện năng (ví dụ: Intel Core i5 12600K 10 nhân 16 luồng với các 6 nhân hiệu năng cao và 4 nhân hiệu năng thấp).

    Tham khảo:

    • CPU Intel Core i5-12600K giá 8.9 triệu đồng
    • CPU AMD 5 5600X giá 7.3 triệu đồng

    3. RAM

    Thành phần này góp phần ảnh hưởng lớn đến hiệu năng của máy. RAM nhằm giảm bớt áp lực cho CPU, từ đó giúp máy chạy trơn tru và mượt mà. 16GB RAM là một mức hợp lý cho sự lựa chọn build PC gaming năm 2022, tuy nhiên khi mua RAM ta cũng cần lưu ý một số điều sau:

    • BUS Ram: Tuy không ảnh hưởng quá nhiều nhưng nó phản ánh lên tốc độ xử lý của thanh RAM.
    • Thế hệ RAM: DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hoặc DDR5 đang là các tiêu chuẩn hiện nay, tuy nhiên DDR, DDR2 (cả DDR3) đã lỗi thời, trên thị trường chỉ còn DDR3, DDR4, DDR5 và tuỳ theo mainboard cũng như CPU chúng ta sẽ lựa chọn loại RAM phù hợp.
    • Dung lượng RAM: 16GB là mức dung lượng hợp lý cho việc chơi game ở năm 2022. Tuy nhiên bạn vẫn có thể mua thêm RAM để nâng cấp về sau. Hãy tìm hiểu mainboard và CPU của bạn hỗ trợ tối đa dung lượng RAM bao nhiêu để mua nhé.
    • Dual RAM: Một số dòng CPU có khả năng tối ưu hoá tốt khi chạy RAM ở dạng dual (2 slot). Bạn có thể cân nhắc giữa 1 thanh RAM 16GB hoặc 2 thanh 8GB nhé, thông thường giá cả sẽ có chênh lệch đôi chút, tuy nhiên không quá nhiều.

    Tham khảo:

    • RAM CORSAIR Vengeance LPX 16GB (2X8GB) DDR4 2666MHz giá 2.6 triệu đồng.
    • RAM G.SKILL Aegis 8 GB-DDR4-2666 MHz (F4-2666C19S-8GIS) giá 829.000 đồng.

    4. VGA

    Đây chắc chắn là một trong những thành phần cực kì cần thiết. Thực chất đa số các CPU đều trang bị một VGA tích hợp (trừ một vài dòng không có), thế nhưng những VGA này rất kém, khó lòng có thể chiến nổi các tựa game, vì thế VGA rời hay còn gọi là card màn hình rời nhằm tăng trải nghiệm đồ hoạ của máy tính. Thông số VGA tương đối phức tạp (GPU, VRAM, bộ nhớ…). Bạn cần lưu ý về chuẩn bộ nhớ. Tương tự như RAM, VGA cũng có các loại bộ nhớ như GDDR, GDDR2, GDDR3… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của card đồ hoạ. Để dễ dàng hơn, hãy nhớ tên gọi các dòng VGA, ta sẽ dễ dàng chọn lựa hơn.

    • Nếu bạn chơi game Esports, GTX 1060, RTX 2060, là một lựa chọn khá tốt. Nếu bạn chơi các tựa game AAA thì RTX 2080, RTX 3090 là những chiếc card màn hình rất tốt dành cho việc chiến các tựa game đấy.
    • Nvidia cho ra mắt công nghệ Ray Tracing trên các dòng card đồ hoạ giúp game thủ có thể tiếp cận với đồ hoạ ánh sáng chân thực nhất có thể. Nếu anh em thích trải nghiệm công nghệ này, những dòng RTX chính là chân ái.

    Tham khảo

    • Card đồ hoạ Gigabyte N2060D6-6GD - 6GB GDDR6 - 192 bit giá 14.82 triệu đồng.
    • Card đồ hoạ MSI RX 6600 MECH 2X 8G - 8GB GDDR6 - 128 bit giá 14.75 triệu đòng.
    • Card đồ hoạ MSI GeForce RTX 3060 VENTUS 2X 12G OC giá 17.9 triệu đồng.

    5. Ổ cứng

    Đây cũng là một phần quan trọng trong bộ PC. Hiện nay đang có hai loại ổ cứng đó là SSD và HDD.

    • HDD: Đây là ổ cứng truyền thống. Với giá thành rẻ, HDD là lựa chọn tốt cho người cần lưu trữ nhiều, tuy nhiên mặt hạn chế của nó là tốc độ khá chậm và khả năng hư hỏng cao hơn.
    • SSD: Có 3 loại là SATA, M.2 và Nvme. SSD cho tốc độ truy xuất dữ liệu cao, thường dùng để cài hệ điều hành hoặc các game nặng. Nhược điểm của loại ổ cứng này là giá thành khá cao so với HDD, vì thế nhiều người quyết định lựa chọn dùng cả hai để tiết kiệm chi phí.

    Tham khảo

    • Ổ cứng SSD WD 500 GB SATA 3 - Đọc: 560 MB/s - Ghi: 530 MB/s giá 1.6 triệu đồng.
    • Ổ Cứng LEXAR M.2 2280 SATAIII 256GB_LNM100-256RB giá 783.000 đồng.

    6. PSU (Nguồn)

    Việc cung cấp nguồn điện là điều rất quan trọng. Không có đủ điện sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến hiệu năng, mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Hãy quan tâm về chất lượng của bộ nguồn điện và công suất của nó xem có đáp ứng được cho thành phần PC không để lựa chọn một bộ nguồn phù hợp.

    7. Hệ thống tản nhiệt

    Thông thường cả CPU và VGA đều đã được trang bị sẵn quạt tản nhiệt vì hai thành phần này nóng nhất khi sử dụng. Tuy vậy bạn có thể tự mua một bộ tản nhiệt mới để lắp vào, vừa giúp hệ thống mát hơn khi sử dụng, lại còn mang lại vẻ đẹp cho cỗ máy của mình. Ngoài ra, Fan case cũng rất quan trọng. Thông thường, vỏ case sẽ đi chung với quạt, tuy nhiên nếu thích những mẫu mã khác, bạn có thể mua rời để lắp vào.

    cách build pc gaming (ảnh 8)

    8. Case

    Để một dàn PC trở nên gọn gàng và đẹp đẽ chắc chắn không thể thiếu vỏ case. Tuỳ vào form của mainboard (ATX, Micro ATX…) mà ta lựa vỏ case theo kích cỡ cũng như gu thẩm mỹ của mọi người. Ngoài ra, nếu ai yêu thích RGB cũng có thể lắp thêm quạt, đèn cho case giúp nó trở nên bắt mắt hơn.

    Cách lắp ráp cơ bản khi build PC Gaming

    Bạn có thể lắp bất kì thành phần linh kiện nào trước, miễn là nó không bị cản trở cho những thành phần phía sau. Có thể tham khảo thứ tự lắp như sau:

    Bước 1: Lắp CPU, RAM, quạt CPU, SSD M.2 hoặc NVme vào mainboard.

    Bước 2: Lắp Mainboard vào case.

    Bước 3: Đi dây nguồn.

    Bước 4: Gắn HDD (nếu có).

    Bước 5: Gắn thêm Fan case.

    Bước 6: Lắp VGA vào và đi dây nguồn.

    Vậy là anh em đã có thể dễ dàng build PC gaming hoàn chỉnh cho mình để chiến game rồi nhé. Mong rằng anh em có một trải nghiệm game thật tốt trên chính bộ máy mà mình lắp ráp. Ngoài ra, nếu sau này anh em cần nâng cấp thì vẫn có thể tháo ra và lắp thêm linh kiện vào dễ dàng. Chúc anh em thành công!

    Hiện PC lắp ráp theo yêu cầu, linh kiện lắp ráp PC (như Mainboard, CPU, VGA, RAM, ổ cứng, vỏ case, tản nhiệt, màn hình, ổ cứng...) và phụ kiện PC (như tai nghe, bàn phím, chuột...) đều đã kinh doanh ở trung tâm laptop và PC của Long Phát Computer, mời bạn đến trải nghiệm và khám phá tại:

    LONG PHAT COMPUTER

    Website: https://www.vitinhlongphat.com.vn

    Hotline: 0902.471.456 - 0988.986.751

    Địa chỉ: 161 Hà Huy Giáp, P Thạnh Lộc, Q12. (gần chân cầu vượt Ngà Tư Ga)

     

    0
    Zalo
    Hotline
    090 247 14 56