Intel Core i5-13600K – Xứng danh CPU tốt nhất dành cho game thủ PC

Intel Core i5-13600K – Xứng danh CPU tốt nhất dành cho game thủ PC
Ngày đăng: 01/11/2022 11:20 PM

    CPU thuộc phân khúc tầm trung nay đã có một ứng cử viên sáng giá mới xuất hiện, và đó chính là Core i5-13600K. Nếu bạn muốn tìm cho mình một con chip thế hệ mới được tối ưu về mặt hiệu năng trên giá thành (price / performance) thì không nên bỏ qua con chip này đâu nhé. 

    Lý do là vì nó có số nhân tiết kiệm điện được tăng gấp đôi; cụ thể hơn thì con chip này có tổng cộng 14 nhân 20 luồng (6 nhân hiệu năng cao “Raptor Cove” và 8 nhân tiết kiệm điện “Gracemont”), cho nên hiệu năng con của chip này không thể xem thường được đâu, mặc dù nó chỉ là một con Core i5 thế hệ 13. Để biết nó có xứng đáng với mức giá 8.990.000 VNĐ hay không, mời bạn cùng GVN 360 xem tiếp trong phần dưới đây nhé.

    Khái quát về kiến trúc Raptor Lake

    Nhìn sơ qua, hẳn các bạn sẽ thấy “Raptor Lake” khá là giống với “Alder Lake”. CPU Intel Core thế hệ 13 vẫn dùng tiến trình Intel 7 với kiến trúc lai. Intel vẫn tiếp tục xài nhân E-core “Gracemont” giống thế hệ “Alder Lake”, chỉ là tăng gấp đôi số nhân E-core với thế hệ “Raptor Lake” mà thôi. Còn P-core thì Intel đã sử dụng kiến trúc “Raptor Cove” mới được tối ưu tốt hơn.

    Intel cho biết mức tương quan giữa xung nhịp và điện áp của nhân của “Raptor Lake” đã được cải thiện, cho phép CPU thế hệ này chạy với xung nhịp cao hơn thế hệ tiền nhiệm. Ngoài ra, CPU Intel Core thế hệ 13 còn có 2MB bộ nhớ đệm L2 cho mỗi nhân, gấp đôi so với thế hệ 12. Thêm vào đó, Intel còn tiếp tục tối ưu các tính năng như Intel Thread Director, giúp phân chia các tác vụ đến các nhân phù hợp nhất.

    Intel Core i5-13600K và dàn testbench tham khảo

    Nói sơ lại một xíu về thông số của Core i5-13600K thì ngoài 14 nhân 20 luồng ra, con chip này còn có xung nhịp cơ bản của nhân hiệu năng cao là 3,5 GHz, của nhân tiết kiệm điện là 2,6 GHz; xung nhịp Max Turbo của nhân hiệu năng cao là 5,1 GHz, của nhân tiết kiệm điện là 3,9 GHz. Con chip này có 24MB bộ nhớ đệm L3 Intel Smart Cache, iGPU UHD Graphics 770, Base Power là 125W và Turbo Power và 181W.

    Để test con chip này, GVN 360 bọn mình đã sử dụng các linh kiện như sau:

    • CPU: Intel Core i5-13600K
    • Bo mạch chủ: ASUS ROG STRIX Z790-A GAMING WIFI D4
    • RAM: 32 GB (16 GB x 2) KLEVV CRAS XR RGB DDR4-3600 (18-22-22-42)
    • GPU: Nvidia GeForce RTX 4090 Founders Edition
    • SSD:
    • Tản nhiệt: Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync
    • Kem tản nhiệt: Arctic MX-4
    • Nguồn: FSP Hydro G PRO ATX3.0 (PCIe5.0) 1000W
    • Hệ điều hành: Windows 11 Professional 64-bit 22H2
    • Driver: NVIDIA GeForce 522.25 WHQL

    Về cơ bản, chipset Z790 và Z690 gần như là anh em song sinh, chỉ khác ở chỗ các làn PCIe được phân bố khác đi một chút. Cụ thể ở đây là chipset Z790 đã bớt 8 làn PCIe 3.0 để tăng 8 làn cho PCIe 4.0. Cho nên nếu bạn vẫn đang xài bo mạch chủ Z690 thì theo lý thuyết, cứ cập nhật BIOS để nó hỗ trợ CPU Intel thế hệ 13 là chạy ngon lành. Tiếc rằng tại thời điểm bài viết, phần lớn bo mạch chủ dòng B và H vẫn chưa được cập nhật BIOS mới.

    Vì vi xử lý Intel Core thế hệ 13 nói chung và Core i5-13600K nói riêng vẫn hỗ trợ cả RAM DDR4 lẫn DDR5, cho nên GVN 360 bọn mình quyết định chọn con main Z790 hỗ trợ DDR4 để giữ đúng tinh thần p/p của chip Core i5. Sẵn tiện có con quái vật RTX 4090 trong tay, bọn mình cắm vào để test luôn xem Core i5-13600K sẽ đi tới đâu với con card đồ họa đầu bảng này.

    Ngoài ra, với CPU 14 nhân 20 luồng và Turbo Power lên đến 181W thì bọn mình sẽ cần đến một bộ tản nhiệt nước AIO hiệu năng cao, cho nên bọn mình đã chọn Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync. Cơ bản thì hãng này đã được rất nhiều anh em chơi PC tin tưởng nhờ có chất lượng tốt, giá lại mềm hơn so với những đối thủ trong cùng phân khúc nên cũng sẽ phù hợp với những bạn nào chơi theo hệ p/p.

    Sau đây là một vài con số mà GVN 360 đã benchmark với dàn PC ở trên, mời anh em tham khảo

    CPU-Z

    Phần mềm này thì đã quá quen thuộc với anh em luôn rồi. Nó thường được dùng để kiểm tra thông số phần cứng. Ngoài ra, để kéo Core i5-13600K 14 nhân 20 luồng cũng cần đến một dàn VRM xịn sò, và ASUS ROG STRIX Z790-A GAMING WIFI D4 hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng cho con CPU này.

    PCMark10

    Sau khi chạy xong thì PCMark10 trả về số điểm tổng là 9118. Trong đó điểm Digital Content Creation là 15.746 điểm.

    3DMark Time Spy và Time Spy Extreme

    Độ phân giải 1080p

    Độ phân giải 4K

    Độ phân giải 4K

    Phần mềm Time Spy được dùng để đánh giá khả năng chơi game của bộ PC, còn bản Time Spy Extreme nói riêng thì được dùng để test hiệu năng khi chiến game 4K. Với cấu hình trên, trong Time Spy, Core i5-13600K đạt 16.906 điểm, còn RTX 4090 đạt 34.590 điểm, tổng điểm là 29.898; còn trong Time Spy Extreme thì Core i5-13600K đạt 7824 điểm, còn RTX 4090 đạt 18.746 điểm, tổng điểm là 15.500. Khi chạy Time Spy ở độ phân giải 1080p thì số điểm đạt được là 29.931 điểm.

    Cinebench R20 & R23

    Đây là phần mềm cho phép anh em đánh giá khả năng dựng hình (render) của CPU, vì thế nên nếu bạn đang có ý định mua Core i5-13600K về làm đồ họa 3D hoặc dựng phim thì có thể dùng số điểm này để tham khảo. Đặc điểm của Cinebench R20 là nó rất thích CPU nhiều nhân nên cũng không lạ gì khi con chip này đạt được số điểm khoảng 9200 điểm trong bài test đa nhân, còn bài test đơn nhân thì đạt khoảng 760 điểm. Đối với Cinebench R23 thì điểm đa nhân là tầm 24.100 điểm, đơn nhân là khoảng 2000 điểm.

    Corona

    Corona được thiết kế để hỗ trợ các phần mềm chuyên dụng như 3DS Max hoặc Maya mô phỏng các hiệu ứng quang học thông qua ray-tracing. Và Core i5-13600K chỉ cần vỏn vẹn 1 phút để hoàn thành bài benchmark này.

    Blender

    Anh em chắc cũng đã từng nghe ít nhiều về phần mềm này khi xem các bài benchmark. Nó được dùng để tạo mô hình 3D và các hiệu ứng chuyển động. Trong bài test dựng hình classroom thông dụng, Core i5-13600K đạt tốc độ 80,5 samples per minute.

    Các bài test hiệu năng gaming ở độ phân giải 4K, thiết lập đồ họa max setting, bật ray tracing, tắt DLSS

    Shadow of The Tomb Raider

    Cyberpunk 2077

    Red Dead Redemption 2

    Trước tiên, sở dĩ mình không bật DLSS là để lấy kết quả với hiệu năng thuần (raw performance) của RTX 4090. Và cũng bởi vì RTX 4090 sinh ra là để chiến game 4K, cho nên mình test ở độ phân giải này luôn. Qua 3 tựa game bom tấn trên, có thể thấy Core i5-13600K vẫn kéo tốt RTX 4090. Cho nên nếu bạn gắn con chip này với GPU mạnh nhất hiện nay thì cứ vô tư nhé, và tất nhiên là khi Nvidia tung ra những con card RTX 40 series có mức p/p lý tưởng hơn thì bắt cặp với Core i5-13600K là chẳng thể sai đi đâu được.

    Các bài test hiệu năng gaming ở độ phân giải 1080p, thiết lập đồ họa max setting, bật ray tracing

    Shadow of The Tomb Raider (tắt DLSS)

    Shadow of The Tomb Raider (DLSS Ultra Performance)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Shadow of The Tomb Raider (DLSS Quality)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Red Dead Redemption 2 (tắt DLSS)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Red Dead Redemption 2 (DLSS Ultra Performance)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Red Dead Redemption 2 (DLSS Quality)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Cyberpunk 2077 (tắt DLSS)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Cyberpunk 2077 (DLSS Ultra Performance)

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Cyberpunk 2077 (DLSS Quality)

    Với kết quả khi chạy ở độ phân giải 1080p, cả 3 game đều không có dấu hiệu bị nghẽn CPU khi bắt cặp Core i5-13600K chung với RTX 4090. Thậm chí, khi bật DLSS lên thì Core i5-13600K vẫn xử lý tốt, không có dấu hiệu bị “hụt hơi”.

    Điện năng tiêu thụ và nhiệt độ hoạt động

    Core i5-13600K

    Thông qua phần mềm HWiNFO64, mình ghi nhận nhiệt độ của Core i5-13600K khi chạy benchmark Cinebench R20 dao động trong khoảng 70oC, khá ổn đối với một con chip 14 nhân 20 luồng anh em ạ. Còn mức điện năng tiêu thụ thì là 138,5W (CPU Package Power).

    Core i5-13600K

    Core i5-13600K

    Để có một bức tranh toàn diện hơn, bên cạnh benchmark thì mình cũng lôi con chip này ra stress test bằng Prime95 luôn. Với thiết lập Small FFTs (stress test CPU nặng nhất), bo mạch chủ ASUS ROG STRIX Z790-A GAMING WIFI D4 đủ khả năng kéo tất cả 6 nhân hiệu năng cao chạy với xung nhịp 5,1GHz và toàn bộ 8 nhân tiết kiệm điện với xung nhịp 3,9GHz, đúng như công bố của Intel. Sau hơn 40 phút thì HWiNFO64 báo cáo nhiệt độ dao động trong khoảng 75-85oC và ngốn khoảng 189,4W (tối đa là 193,8W). Đặc biệt là trong quá trình stress test không xảy ra tình trạng bị rớt xung do bị quá nhiệt, chứng tỏ Thermaltake Toughliquid 360 ARGB Sync đã hoàn thành vai trò của mình trong khoản làm mát CPU.

    Qua đây, chú

    0
    Zalo
    Hotline
    090 247 14 56